Dung dịch bọt chữa cháy là gì :
“…Là một tập hợp các bong bóng khí được hình thành từ các dung dịch tạo bọt, chúng có tỷ trọng thấp hơn các chất lỏng dễ cháy. Chúng được sử dụng chủ yếu để tạo một “tấm chăn” ở bên trên bề mặt chất lỏng dễ cháy và ngăn chặn hoặc dập tắt cháy bằng cách loại trừ oxy (không khí) và làm mát nhiên liệu (làm mát vùng cháy). Bọt cũng ngăn ngừa sự cháy lại bằng cách ngăn cản sự bay hơi của hơi nhiên liệu. Bọt có đặc tính bám dính vào các bề mặt, cung cấp sự bảo vệ an toàn khỏi các đám cháy liền kề “
Tại sao lại dùng bọt chữa cháy:
- Tạo một “tấm chăn” bao phủ lên bề mặt cháy hoặc vùng cháy
- Là tác nhân duy nhất ngăn chặn sự bay hơi nhiên liệu, qua đó loại bỏ được khả năng cháy lại.
- Khả năng dập cháy nhanh chóng
- Có độ phân hủy sinh học cao, an toàn với con người cũng như môi trường
Không gây hư hỏng đến đồ đạc, tài sản và máy móc khi dập cháy
Thành phần và phân loại bọt chữa cháy foam :
a/Thành phần
– Dung môi hữu cơ trimethl trimethylene glycol và hexylene glycol.
– Chất làm ổn định bọt lauryl alcohol.
– Các hóa chất khác cũng được sử dụng, như các chất ức chế ăn mòn.
b/Phân loại bọt foam :
- Bọt gốc tổng hợp: FFF, AFFF, AR-AFFF
- Bọt gốc tự nhiên: P, FP, FFFP, AR-FP, AR-FFFP
Ngoài ra, dựa vào điều kiện sử dụng mà bọt chữa cháy còn có thêm một só loại bọt chữa cháy khác
- Bọt chữa cháy huấn luyện (Training Foam) với mục đích diễn tập, đào tạo, biểu diễn. Loại bọt này không được sử dụng khi chữa cháy thực tế.
- Bọt chữa cháy chuyên dụng cho cháy rừng (loại bọt này cơ bản là giống với các nhóm bọt trên nhưng trong thành phần có thêm hóa chất riêng để “áp chế’’ lập tức đám cháy rừng và loại bỏ hiện tượng than hồng.
Ngoài cách phân loại bọt chữa cháy theo thành phần cấu tạo, bọt chữa cháy còn được phân loại theo độ nở:
“Độ nở hay bội số nở (Expansion ratio): Là tỷ số giữa thể tích bọt được tạo thành và thể tích dung dịch tạo bọt”
Theo tiêu chuẩn TCVN 7278-2:2003
- Bọt có độ nở thấp: Độ nở từ 1 đến 20
- Bọt có độ nở trung bình: Độ nở từ 21 đến 200 lần
- Bọt có độ nở cao: Độ nở trên 200
Tùy thuộc vào loại đám cháy mà sử dụng loại bọt có độ nở khác nhau. Bọt chữa cháy có 2 tác dụng chính là: Cách ly và Làm lạnh. Bọt độ nở trung bình đến cao thì tác dụng cách ly (phù hợp cho đám cháy ở không gian giới hạn cần độ bao phủ nhanh). Bọt độ nở thấp thì có tác dụng làm lạnh (phù hợp với đám cháy rộng)
Nguyên Lý Chữa Cháy của bọt Foam
Hệ thống chữa cháy bằng bọt được ứng dụng khá rộng rãi ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao, như các bể chứa xăng dầu, kho chứa hóa chất độc hại. Bởi đặc tính ưu việt của nó làm giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng dể dập tắt lửa, giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam) khi được kích hoạt sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
.Do tính chất hiệu quả mang lại cao, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi.
Hiên tại Vinafoam đang cung cấp ra thị trường 3 sản phẩm chính là: AQUA 1, OLAS 05 và OLAS 3
- AQUA 1 là chất tạo bọt chữa cháy không fluor có độ giãn nở thấp, chuyên dụng cho đám cháy nhiên liệu hydrocarbon và các đám cháy thông thường với tỷ lệ trộn 1%. AQUA 1 là sản phẩm có độ phân hủy sinh học hoàn hảo với giá trị BOD14/COD ~0.99
- OLAS 3 là chất tạo bọt chữa cháy chứa fluor, sử dụng để dập cháy các đám cháy nhiên liệu hydrocarbon và các đám cháy thông thường với tỷ lệ trộn 3%. OLAS 3 được thiết kế để dễ dàng sử dụng với các thiết bị chữa cháy (thiết bị phun sương, phun thường hay xe CAFS)
- OLAS 05 là chất tạo bọt chữa cháy chứa fluor, sử dụng để dập cháy các đám cháy nhiên liệu hydrocarbon và các đám cháy thông thường với tỷ lệ trộn 0.5%. OLAS 0.5 được thiết kế để dễ dàng sử dụng với các thiết bị chữa cháy (thiết bị phun sương, phun thường hay xe CAFS)
Các sản phẩm của Vinafoam được pha trộn từ các nguyện liệu nhập khẩu, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu và công nghệ của Châu Âu, quá trình phân tích, kiểm định nghiêm nghặt trong phòng lab đạt tiêu chuẩn của Châu Âu.
Các sản phẩm của Vinafoam cũng vượt qua các bài kiểm tra để đạt được tiêu chuẩn và chứng chỉ quốc tế như EN 1568/2008, ICAO, IMAO, LASTFIRE … tiêu chuẩn trong nước như TCVN 7278.