Theo thống kê của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), trong năm 2023, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 2.783 vụ cháy, làm chết 138 người, bị thương 122 người. Hỏa hoạn không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự xã hội.
Thực tế cho thấy, nhiều vụ cháy thương tâm xảy ra do người dân không trang bị kỹ năng thoát hiểm, dẫn đến hoảng loạn, mất phương hướng và không thể tìm đường thoát ra ngoài. Hậu quả là nhiều người bị thương nặng, thậm chí tử vong.
Trang bị kỹ năng thoát hiểm khi cháy là vô cùng quan trọng. Đây là “chìa khóa” giúp bạn bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi hỏa hoạn xảy ra.
1. Phân tích các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hỏa hoạn:
1.1 Chập điện:
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hỏa hoạn, chiếm hơn 40% các vụ cháy.
Nguyên nhân:
-Hệ thống điện cũ kỹ, xuống cấp, không được bảo trì thường xuyên.
-Sử dụng quá tải công suất điện, dẫn đến chập cháy.
-Lắp đặt dây điện, thiết bị điện không đảm bảo chất lượng.
-Sử dụng các thiết bị điện không phù hợp với nguồn điện.
1.2 Sử dụng bếp gas không an toàn:
Chiếm hơn 20% các vụ cháy
Nguyên nhân:
-Rò rỉ khí gas do dây dẫn gas bị hở, van gas bị rò rỉ.
-Sử dụng bếp gas không đúng cách, không tắt bếp khi không sử dụng.
-Để bếp gas gần các vật liệu dễ cháy.
1.3 Vứt tàn thuốc bừa bãi:
Gây ra hơn 10% các vụ cháy.
Nguyên nhân:
-Vứt tàn thuốc còn nóng vào thùng rác, xăng, giấy…
-Vứt tàn thuốc bừa bãi trên sàn nhà, giường, nệm…
-Không dập tắt tàn thuốc hoàn toàn trước khi vứt.
1.4 Nến, đèn dầu:
Gây ra hơn 5% các vụ cháy.
Nguyên nhân:
-Sử dụng nến, đèn dầu không đúng cách, để gần các vật liệu dễ cháy.
-Đèn dầu bị rò rỉ, đổ vỡ.
-Không dập tắt nến, đèn dầu trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, hỏa hoạn còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như: sét đánh; do đốt nương rẫy, đốt rác thải không đúng cách; do sử dụng các chất dễ cháy, nổ không an toàn
2. Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra đám cháy
Kỹ năng 1: bình tĩnh và xác định nguy cơ
Trong trường hợp cháy, quan trọng nhất là duy trì tinh thần bình tĩnh. Xác định nguồn lửa và khói để nhanh chóng tìm lối thoát an toàn.
Kỹ năng 2: di chuyển an toàn trong đám cháy
Khi có nhiều khói, hạn chế tầm nhìn, hãy bò sát mặt đất để tìm lối thoát. Đối với tầng cao, hãy di chuyển đến cầu thang thoát hiểm hoặc xuống tầng dưới.
Kỹ năng 3: sử dụng khăn thấm nước để bảo vệ
Sử dụng khăn thấm nước để bịt mũi, miệng, và phủ lên người để tránh ngạt khói. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để bịt các khe cửa và chờ đợi sự hỗ trợ.
Kỹ năng 4: dập tắt lửa và bảo vệ nếu quần áo bị cháy
Nếu quần áo bắt lửa, nằm xuống sàn và trở mình liên tục để dập tắt lửa. Che mặt để bảo vệ và tránh lan rộng lửa. Lưu ý nếu ở những khu vực có hồ bơi, bể bơi thì lưu ý trước khi nhảy xuống để dập lửa vì có thể nước tại đây trong thời gian quá lâu đã bị ngọn lửa làm nóng.
Kỹ năng 5: ra tín hiệu cầu cứu và liên hệ cảnh sát PCCC
Trong những tòa nhà cao tầng, sử dụng ban công hoặc cửa sổ để hô to cầu cứu. Sử dụng trang phục nổi bật để thu hút sự chú ý và gọi số 114 để yêu cầu sự hỗ trợ từ cảnh sát PCCC. Mọi chi phí gọi điện và cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy diễn ra đều đã được nhà nước chi trả nên người dân gọi điện nhờ hỗ trợ sẽ không phải mất bất kỳ chi phí nào.
Kỹ năng 6: an toàn khi mở cửa và cửa sổ
Trong tình huống cháy, nếu cần mở cửa hay cửa sổ, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở và tránh lửa khi mở cửa. Chọn hướng mở sao cho lửa không tác động trực tiếp vào người.
Nếu không có sự trợ giúp và lối thoát chính bị chặn, có thể sử dụng cửa sổ hoặc ban công để thoát ra và nhảy sang tòa nhà kế bên. Tránh sử dụng những nơi như nhà vệ sinh làm nơi ẩn núp.
Kỹ năng 7: tránh sử dụng thang máy trong trường hợp cháy nổ
Không sử dụng thang máy khi thoát hiểm, vì nguồn điện thường sẽ bị ngắt khi có cháy nổ. Thay vào đó, chọn thang bộ thoát hiểm và di chuyển một cách an toàn, tránh xô đẩy và chen lấn.
Kỹ năng 8: sử dụng dây dẫn an toàn cho tầng thấp
Nếu nhà ở có nhiều tầng thấp, sử dụng chăn mỏng hoặc vải để tạo dây dẫn dài thả xuống và dùng nó để thoát hiểm xuống mặt đất.
Kỹ năng 9: thoát hiểm tại khu vực công cộng
Trong các khu vực như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim, hãy giữ bình tĩnh và tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên. Sử dụng các lối thoát hiểm như cầu thang bộ và cửa Exit để nhanh chóng rời khỏi tòa nhà.
3. Một số lưu ý quan trọng để phòng hỏa hoạn
3.1. Thiết kế “lối thoát hiểm” cho nhà ở
Trang bị lối thoát hiểm cho căn nhà không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là điều cần thiết để đảm bảo an toàn trong các tình huống khẩn cấp. Lối thoát hiểm được thiết kế đặc biệt có thể đồng thời giúp lực lượng cứu hỏa dễ dàng tiếp cận và cung cấp hỗ trợ tối đa trong trường hợp cháy nổ.
Đặc biệt, trong quá trình thiết kế và xây dựng lối thoát hiểm, cần đảm bảo trang bị một chiếc búa nhỏ. Chiếc búa này có thể sử dụng trong trường hợp không thể mở cửa bằng chìa khóa, giúp gia đình có thể dễ dàng đập vào khung sắt để thoát ra khi cần thiết. Điều này là một biện pháp an toàn và hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp.
3.2.Trang bị dụng cụ thoát hiểm và các thiết bị phòng cháy
Trong trường hợp các ngôi nhà ống hoặc có nhiều tầng, việc sử dụng thang thoát hiểm là một biện pháp quan trọng khi đối mặt với nguy cơ cháy nổ. Trong tình huống khẩn cấp, thang thoát hiểm có thể giúp bạn thoát khỏi những khu vực cao từ trên xuống dưới một cách dễ dàng và an toàn.
Để đảm bảo an toàn, mỗi gia đình nên trang bị ít nhất một chiếc thang thoát hiểm, được đặt gần ban công hay lan can của các tầng cao trong nhà. Việc biết cách sử dụng thang thoát hiểm một cách hiệu quả là quan trọng, giúp nhanh chóng và an toàn khi cần thiết.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy cũng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho gia đình. Đối với mọi hộ gia đình, việc trang bị những đồ dùng và dụng cụ chữa cháy này sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tìm lối thoát an toàn hoặc chờ đợi đến khi lực lượng PCCC có mặt để cung cấp sự giúp đỡ.