Chiều 22/3, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học về “Phòng cháy, chữa cháy pin Lithium – ion sử dụng trên các phương tiện giao thông” … dưới sự chủ trì của Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công an, Công an các địa phương, Các cơ quan tổ chức về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế, đại điện các Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện các trường đại học, các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất phương tiện giao thông điện, cung cấp giải pháp chữa cháy, … . Đại điện các đơn vị tham gia đều đóng góp các tham luận nhằm phân tích tình hình thực tiễn xung quanh vấn đề an toàn cháy nổ pin Lithium – ion sử dụng trên các phương tiện giao thông, cung cấp các cơ sở khoa học, các giải pháp công nghệ chữa cháy mới được nghiên cứu nhằm xây dựng giải pháp hiệu quả cho bài toán phức tạp này.
Trung tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC & CNCH chủ trì Hội thảo (Ảnh – Cục Cảnh sát PCCC & CNCH)
1. Sự nguy hiểm của đám cháy Pin Lithium-ion trên các phương tiện giao thông và sự cần thiết có phương án chữa cháy chuyên biệt
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 28 nghìn xe ô tô điện được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, hơn 3 triệu chiếc xe đạp điện, xe máy điện hiện lưu hành. Thị trường xe máy điện tại Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Chính sách khuyến khích, phát triển các phương tiện giao thông điện ngày càng được mở rộng tại các quốc gia nhờ tác dụng giảm thiểu khói thải đô thị rõ rệt và tiến trình cắt giảm phát thải theo các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Bên cạnh những lợi ích về mặt hiệu quả và môi trường, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông điện mà nguồn năng lượng chính đến từ pin Lithium-ion đặt ra thách thức về an toàn cháy nổ bởi đám cháy pin Lithium-ion đặc biệt phức tạp, khó kiểm soát, gây thiệt hại nghiêm trọng, làm hoang mang dư luận.
Xe điện đang lưu thông trên đường bỗng dưng bốc cháy là mối nguy hiểm cực lớn với người sử dụng phương tiện (Ảnh – Internet)
Do đó, cần thiết có sự phối hợp của nhiều đơn vị chức năng, bao gồm các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất cùng với cơ quan chức năng có liên quan , kịp thời xây dựng, ban hành, hoàn thiện giải pháp cho công tác phòng cháy và chữa cháy liên quan đến Lithium-ion, các phương tiện giao thông điện cũng như các công trình hạ tầng giao thông xe điện, bao gồm: các giải pháp, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các đơn vị sản xuất và lực lượng cảnh sát PCCC cũng như ban hành khuyến nghị, hướng dẫn xử lý nhanh cho cho người dân.
II, Bài toán chất chữa cháy cho đám cháy pin Lithium-ion đã có lời giải?
Tại hội thảo, trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ đặc điểm, cơ chế của đám cháy pin Lithium-ion, các nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng đã làm rõ tính tất yếu của một phương án phòng cháy chữa cháy tổng thể cho mối nguy hiểm cháy nổ của pin Lithium-ion trên các phương tiện giao thông điện và các công trình hạ tầng dịch vụ phục vụ mà trong đó nhấn mạnh vai trò của một chất chữa cháy chuyên biệt.
Đại diện cho các đơn vị sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam, Công ty TNHH Vina Foam Việt Nam đã có bài tham luận khoa học với chủ đề “Phân tích, đánh giá các loại chất chữa cháy Pin lithium-ion trên các phương tiện giao thông”.
Theo phân tích của Vina Foam Việt Nam, các chất chữa cháy thông thường chỉ có khả năng khống chế được một hoặc một số loại đám nhất định và cơ chế chữa cháy của chúng không giống nhau, nếu sử dụng với loại đám cháy không được chỉ định sẽ làm thiệt hại thêm trầm trọng. Việc chữa cháy đám cháy phức tạp như đám cháy pin Lithium-ion đòi hỏi một chất chữa cháy mới, có tính đa năng và các cơ chế chữa cháy chuyên biệt thích hợp với các đặc tính của đám cháy này.
Các chất chữa cháy phổ biến trên thị trường gồm cát, bột khô (thường được biết trên thị trường với tên gọi bình chữa cháy bột ABC hoặc bột BC) không có cơ chế làm mát tế bào pin Lithium-ion đang cháy nên không thể dập cháy, khí CO2 (thường gặp là các bình chữa cháy khí) tuy có khả năng làm lạnh nhưng tác dụng của CO2 là không đủ để làm mát liên tục tế bào pin Lithium-ion trong thời gian dài do đó các chất này không hiệu quả trên đám cháy pin Lithium-ion.
Cần một chất chữa cháy chuyên biệt thích hợp với đám cháy Pin Lithium-ion
Sau một thời gian nghiên cứu & thử nghiệm, Vina Foam Việt Nam đã phát triển thành công chất chữa cháy ORION – là dung dịch chữa cháy gốc nước kết hợp với những khoáng chất tự nhiên, mang đến giải pháp làm mát nhanh chóng tế bào pin Lithium-ion, hấp thụ hiệu quả khí độc sinh ra từ đám cháy. Quan trọng nhất, ORION có khả năng ức chế các phản ứng hóa học tự sinh nhiệt trong tế bào pin Lithium-ion nhằm triệt tiêu nguy cơ pin bùng cháy trở lại. Bình chữa cháy Orion của Vina Foam còn đồng thời có hiệu quả với các đám cháy loại A (giấy, gỗ,…) và loại B (chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu,..), cung cấp một giải pháp chữa cháy đa năng có thể xử lý đa số các trường hợp hỏa hoạn đã biết.
Bình chữa cháy Orion đa dạng các model từ 1L, 3L, 6L,9L, 50L… có thể dập tắt đám cháy từ thiết bị nhỏ, cho tới trạm sạc xe điện
Sau bài tham luận, sản phẩm bình chữa cháy đa năng ORION của Vina Foam nhận được nhiều sự quan tâm từ Cục trưởng Cục PCCC & CNCH cùng lãnh đạo các bộ ban ngành, các nhà khoa học đến từ các trường đại học danh tiếng trên cả nước, và các doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác. Bình chữa cháy đa năng ORION – Vinafoam được đánh giá là bình chữa cháy chất lượng cao và là giải pháp hàng đầu trong công tác PCCC hiện nay.