𝑩𝑰𝑬̣̂𝑵 𝑷𝑯𝑨́𝑷 𝑪𝑯𝑼̛̃𝑨 𝑪𝑯𝑨́𝒀 𝑯𝑰𝑬̣̂𝑼 𝑸𝑼𝑨̉ 𝑪𝑯𝑶 Đ𝑨́𝑴 𝑪𝑯𝑨́𝒀 𝑷𝑰𝑵 𝑳𝑰𝑻𝑯𝑰𝑼𝑴-𝑰𝑶𝑵 🔥🔋

Ngày nay, pin lithium-ion (gọi tắt là pin Li-ion) được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, thiết bị y tế cho đến ô tô. Chúng cung cấp năng lượng đáng tin cậy với khả năng sạc lại. Tuy nhiên, sự phổ biến của loại pin này đòi hỏi phải có kiến thức xử lý sự cố trong trường hợp pin lithium-ion bị cháy.
Hai nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến cháy ở pin Li-ion là: Đoản mạch và Quá nhiệt – bắt nguồn từ việc sử dụng pin Li-ion không đúng cách. Với thói quen sạc pin liên tục và sạc pin trong thời gian dài đã làm giảm tuổi thọ của pin, đồng thây gây ra các biến đổi trong cấu tạo pin. Mặc dù với công nghệ ngắt sạc tự động hiện nay nhưng với tình trạng sử dụng pin lâu ngày thì các mối nguy hiểm cháy nổ càng diễn ra thường xuyên hơn.
Một số vụ cháy pin Li-ion xảy ra trên thế giới và ở việt nam hiện nay chủ yếu là từ thói quen sạc pin qua đêm dẫn đến các vụ cháy thường xảy ra trong đêm hoặc gần sáng. Lúc này, khi phát hiện ra đám cháy thì phương án chưa cháy đầu tiên là sử dụng các bình chữa cháy thông dụng như bình bột và bình khí. Tuy nhiên hiệu quả của chúng mang lại không cao hoặc không thể dập cháy được.
Tại sao không thể dùng các bình chữa cháy thông thường để dập đám cháy pin Li-ion
Mặc dù đám cháy pin Li-ion thuộc đám cháy Loại B, nhưng các tác nhân chữa cháy thông thường lại không đem đến hiệu quả cao. Ở đây chỉ nhấn mạnh đến đối tượng chữa cháy là các thiết bị lớn như xe đạp/máy điện và ô tô điện:
– Khí CO2: được sử dụng để dập tát ngọn lửa bằng cách làm ngập môi trường xung quanh ngọn lửa (chiếm chỗ của oxy) kết hợp với khả năng làm mát cục bộ. Tuy nhiện với đám cháy pin Li-ion, oxy và nhiệt liên tục sinh ra trong quá trình phân hủy chất điện môi, CO2 chỉ có khả năng kiểm soát tạm thời chứ không thể dập tắt hoàn toàn;
– Bột chữa cháy: Không giống như CO2, bột chữa cháy không có tác dụng làm mát và không bám vào các bề mặt thẳng đứng của tế bào pin (pin thường được thiết kế ở dưới gầm phương tiện các một khoảng không so mặt đất). Hơn nữa với dòng phun mạnh của bột có thể gây bắn các mảnh tế bào pin đang cháy ra ngoài và gây cháy đến các vật liệu xung quanh;
– Bọt chữa cháy: Với thành phần chính là nước, bọt chữa cháy mang lại hiệu quả làm mát hiệu quả, cùng với thành phần hóa chất đặc biệt có khả năng tạo một lớp màng bao phủ lên bề mặt ngon lửa, cung cấp một giải pháp chữa cháy tạm thời. Tuy nhiên, bọt chữa cháy không có khả năng ức chế các phản ứng dây chuyền tiếp tục xảy ra trong pin – nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy lại của pin sau khi dập tắt hoàn toàn:
Giải pháp nào cho tình huống nguy hiểm này
Từ ưu nhược điểm của các tác nhân chữa cháy kể trên, nhóm nghiên cứu của Vinafoam đã nghiên cứu ra sản phẩm chữa cháy đáp ứng được các yêu cầu: Ngăn ngừa phản ứng dây chuyền trong lõi tế bào pin; Cô lập nguồn nhiệt lớn từ pin đang cháy; Ngăn ngừa các sản phẩm cháy phát tán ra ngoài môi trường.
Vinafoam áp dụng những công nghệ mới nhất trên thế giới trong việc xử lý các đám cháy pin Li-ion. Sản phẩm chất chữa cháy có chứa Vermiculite phân tán kết hợp nano Silica đã ra đời và đem lại hiệu quả chữa cháy pin Li-ion tuyệt với, với các model bình chữa cháy 3 lít với các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại thông minh,…) cho đến xe đẩy chữa cháy 50 kg cho ô tô điện và các trạm sạc.
🧯Bình chữa cháy Vermiculite của Vinafoam chữa cháy pin Li-ion theo 3 nguyên lý:
– Làm mát: Thành phần chính của chất lỏng Vermiculite là nước mang đến giải pháp làm mát bề mặt tế bào pin Li-ion đang cháy và các tế bào pin xung quanh.
– Cách ly: Sau khi nước bay hơi hết do nhiệt tỏa ra từ pin, lớp màng rắn Vermiculite bọc bên ngoài tế bào pin đang cháy. Với nhiệt độ nóng chảy cao > 1300 0C, lớp màng Vermiculite cung một “áo chắn” nhiệt tuyệt vời trước nhiệt độ cao từ pin Li-ion, ngăn ngừa bức xạ nhiệt truyền sang các tế bào pin khác.
– Ngăn phản ứng dây chuyền: Các hạt Silica kích thước nano sẽ chui sâu vào bên trong tế bào pin, ức chế các phản ứng dây chuyền được xúc tác bới ion Li+ . Qua đó ngăn chặn phản ứng phân hủy chất điện môi.
Các thành phần cấu tạo nên bình chữa cháy Vermiculite đều có nguồn gốc là khoáng chất thiên nhiên ⛰, nên hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường. Một điểm đáng lưu ý nữa ở bình chữa cháy Vermiculite là các hạt khoáng chất này có khả năng hấp thụ các khí độc sinh ra trong quá trình cháy pin Li-ion. Từ đó làm giảm khả năng gây nguy hiểm của các loại khí độc này đến những người thực hiện công tác chữa cháy.
Bình chữa cháy Vermiculite có thiết kế cấu tạo và công suất chữa cháy tuân theo tiêu chuẩn TCVN 7026, EN 3-7 và NTA 8133 (Tiêu chuẩn thử nghiệm dập cháy pin Li-ion của Hà Lan).
⭐️Tuổi thọ của sản phẩm: 05 năm trở lên.
📌Bảo hành: 02 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bên cạnh bình chữa cháy Vermiculite chuyên dụng cho pin Li-ion, thì việc trang bị bình chữa cháy hoặc xe đẩy 𝗙𝗢𝗔𝗠 chữa cháy của Vina Foam cũng là một phương án thay thế tạm thời. Mặc dù, bọt foam chữa cháy không có khả năng ngăn ngừa sự cháy lại của pin Li-ion sau khi dập tắt đám cháy. Nhưng bọt 𝗙𝗢𝗔𝗠 chữa cháy sẽ giúp chúng ta kéo dài thời gian cứu nạn và sơ tán con người.
TS. ĐINH QUỐC TUẤN
– 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑣𝑎̀ 𝑃ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝐶𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑦 𝑇𝑁𝐻𝐻 𝑉𝑖𝑛𝑎 𝐹𝑜𝑎𝑚 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ