Để hỗ trợ các doanh nghiệp – Tổ chức áp dụng các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực PCCC, ngày 24/3, tại Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an tổ chức hội thảo – tập huấn về các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực PCCC mới được ban hành và có hiệu lực, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong công tác PCCC.
Bản tin: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC mới| VTC14
TCVN 3890 – 2023 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí có những thay đổi liên quan đến Bình chữa cháy đáng chú ý như sau:
-
Về hiệu quả chữa cháy của các chất chữa cháy (Mục 4.4 TCVN 3890-2023)
- Bổ sung hiệu quả chữa cháy của các “chất chữa cháy gốc nước” đối với các đám cháy chất rắn và chất lỏng.
- Điều chỉnh mức độ “chữa cháy thích hợp” của Bọt có bội số nở thấp và trung bình đối với đám cháy A2
=> Chất chữa cháy bằng “Bọt, chất chữa cháy gốc nước” đang được coi trọng và có sự công nhận về hiệu quả dập cháy.
- Cập nhật quy định trang bị, sử dụng Chất chữa cháy khí (nói chung), “chỉ trang bị cho khu vực đảm bảo thời gian duy trì nồng độ dập cháy theo quy định”. Và,chất chữa cháy CO2 (nói riêng), “chỉ sử dụng tại các khu vực thường xuyên không có người.”
=> Cân nhắc về việc sử dụng bình chữa cháy CO2 tại khu vực công cộng, nhà ở, văn phòng …
-
Về định mức trang bị
- TCVN 3890:2009: bình chữa cháy trang bị theo quy định được lựa chọn dựa trên khối lượng (kg) hoặc thể tích (lít) tối thiểu của chất chữa cháy (Điều 4.5)
- TCVN 3890:2023 quy định việc lựa chọn, tính toán, trang bị bình chữa cháy được đồng bộ với quy định tại TCVN 7435-1 (Điều 6, Điều 7), tức là dựa theo công suất dập cháy của bình chữa cháy
- Đối với bình chữa cháy kiểu nước (nói chung) và bình chữa cháy bọt (nói riêng) có những ưu điểm đáng lưu ý, như sau:
- Mục 7.2.1 “Hai bình chữa cháy kiểu nước công suất 2-A được bố trí liền kề có thể được sử dụng để thực hiện các yêu cầu đối với bình chữa cháy công suất 3-A hoặc 4-A”. Như vậy, đối với đám cháy loại A có thể cộng tối đa 02 bình chữa cháy kiểu nước công suất tối thiểu 2-A
- Mục 7.3.2 “Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy công suất nhỏ hơn để thực hiện các yêu cầu bảo vệ loại B. Nhưng có thể sử dụng đến 03 bình AFFF hoặc FFFP, nếu tổng công suất của chúng bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất”. Như vậy, đối với đám cháy loại B có thể cộng tối đa 03 bình chữa cháy bọt (AFFF hoặc FFFP) có công suất nhỏ nhất 55B.
Kết luận:
TCVN 3890:2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 đã có những thay đổi lớn về việc lựa chọn, trang bị bình chữa cháy.
- Thúc đẩy sử dụng và sản xuất các Bình Chữa Cháy có hiệu quả và chất lượng cao
- Đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng và chủ đầu tư
- Định hướng và khuyến khích sử dụng bình chưa chyáy thân thiên môi trường, an toàn với người sử dụng. Quan trọng nhất là phù hợp với xu hướng Quốc Tế.